Tìm là có, mò là thấy hỏi ---> ông Google nhé!!!

Chủ Nhật, 24 tháng 10, 2010

Mẹo khắc phục nhanh khi kết nối Internet bị 'đứt'

Khi đang duyệt web mà thấy thông báo "The page cannot be displayed" (trang không hiển thị được) thì có thể kết nối mạng của đã hỏng. Những cách sau đây sẽ giúp phục hồi lại.

1. Khởi động lại kết nối

Cách đơn giản nhất là bấm chuột phải vào biểu tượng Local Area Connection trên khay hệ thống (hoặc vào bằng cách bấm chuột phải ở icon My Network Places > chọn Properties > Disable. Sau đó, bấm Enable lại.

Nếu cách này không được, người dùng có thể thử các biện pháp liên quan đến địa chỉ IP:

2. Lấy lại địa chỉ IP

Nếu thuê bao DSL hay cáp, bạn có thể đang dùng địa chỉ IP động - có nghĩa là địa chỉ kết nối PC với Internet sẽ thay đổi mỗi lần đăng nhập. Địa chỉ này được chỉ định nhờ giao thức DHCP. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, DHPC có thể không cấp địa chỉ mới khi máy khởi động và bạn sẽ "kẹt" với địa chỉ IP cũ và không kết nối được Internet.

Dù hệ thống kết nối trực tiếp qua modem hay router, bước đầu tiên bạn phải làm là lấy một địa chỉ IP được chỉ định bằng cách nhấn chuột phải vào biểu tượng kết nối mạng trên khay hệ thống, chọn Repair. Windows sẽ tự động loại bỏ địa chỉ cũ và yêu cầu địa chỉ mới từ router hoặc nhà cung cấp dịch vụ (phụ thuộc vào cách PC được kết nối). Phần lớn các trường hợp, cách này khá hiệu quả. Nhưng nếu không khắc phục được, bạn phải giải quyết bằng tay.

Nhấn vào menu Start > Run > gõ cmd. (Trong Windows Vista, chỉ cần gõ cmd vào hộp thoại Start Search). Ở dấu nhắc đợi lệnh trên màn hình DOS, gõ ipconfig để xem địa chỉ IP hiện tại, subnet mask và gateway mặc định cho tất cả các adapter. Các adapter khác có thể bao gồm card Wi-Fi và Bluetooth, mặc dù chúng sẽ xuất hiện trong trạng thái không kết nối.

Bản thân câu lệnh này chỉ hiển thị thông tin chứ không làm được gì. Muốn lấy một địa chỉ IP khác, hãy gõ thêm tham số /release và /renew sau chữ ipconfig và một dấu cách. ipconfig /release sẽ điều khiển máy chủ DHCP xóa địa chỉ IP hiện có của tất cả các adapter, dù là mạng Ethernet hay không dây. Sau đó, lệnh ipconfig /renew nếu thành công thì một địa chỉ IP mới, một subnet mask mới và một gateway mặc định mới sẽ xuất hiện.

3. Kiểm tra cache DNS

Khi bạn vẫn kết nối được Internet nhưng không thể vào một trang nào đó, có thể trục trặc ở cache máy khách DNS gây ra điều này. DNS đã dịch tên văn bản tên miền Internet thành số IP. Ví dụ Amazon.com trở thành 207.171.171.132. Cache lưu một hồ sơ về các trang bạn đã ghé qua để lần sau, khi vào tiếp, sẽ tải nhanh hơn. Đôi khi, một phần của file bị hỏng và khiến PC không thể tìm lại nơi lưu trữ. Xóa cache chính là cách giải quyết vấn đề này.

Gõ dòng lệnh ipconfig /displaydns để xem danh sách các tranh đã ghé qua. Nếu không có tên trang web mà bạn cần vào thì gõ tiếp ipconfig /flushdns để xóa danh sách này. Sau đó, gõ lại địa chỉ web trên trình duyệt.

4. Dùng thêm các tham số khác của ipconfig


Các tham số của lệnh ipconfig.

Ipconfig có nhiều tham số khác dành cho việc xử lý rắc rối ở cấp độ cao hơn, và nếu bạn may mắn thì sẽ không bao giờ cần đến chúng. Gõ ipconfig /? để nghiên cứu thêm.

5. Ping địa chỉ IP

Cũng trong cửa sổ DOS, lệnh ping làm vai trò xác định kết nối mạng của máy tính. Việc ping này sẽ gửi gói dữ liệu tới host, có thể ví von giống như tàu ngầm truyền sóng âm tới một vật thể dưới nước để xác định khoảng cách, lệnh ping ước lượng thời gian đi hai chiều của gói tin, đưa nó về và hiển thị bất kỳ tình trạng mất gói tin nào.

Trước hết, nhìn lại địa chỉ IP của máy tính (ví dụ 127.0.0.1) và gõ ping 127.0.0.1 ở dấu nhắc đợi lệnh, đợi vài giây chờ phản hồi. Windows sẽ cố gắng ping đến card mạng của hệ thống xem thiết bị có hoạt động không. Nếu bạn nhận lại được gói tin nghĩa là adapter mạng hoạt động ổn. Giờ ping đến một địa chỉ ngoài bằng cách gõ vào đó, ví dụ ping google.com. Nếu có gói tin trả lại, kết nối mạng của bạn đã được thiết lập.

Tuy nhiên, nếu không nhận được gói tin này, bạn hãy thử ping địa chỉ IP của gateway mặc định. Nếu cách này cũng không được, phần cứng (modem, router, dây nối) của bạn có vấn đề và phải kiểm tra lại.

6. Kiểm tra phần cứng

Nếu máy tính nối trực tiếp với modem DSL, hãy kiểm tra các dây nối được gắn chặt với các điểm nối, đèn modem phải sáng. Kiểm tra lại cổng Ethernet trên PC xem đèn có sáng không. Nếu đèn tắt trong khi cáp được nối vào máy tính (bật điện) thì có nghĩa là phải thay cổng Ethernet.

Nếu đèn sáng mà vẫn không có kết nối, hãy tắt các thiết bị mạng của bạn và đợi một lát rồi bật lại. Cần làm theo các trình tự sau đây.

- Tắt PC, rút dây điện của modem. Nếu đang dùng router thì tháo dây điện củarouter.

- Sau đó khởi động lại modem. Sau khi nó đã khởi động xong và có đèn báo kết nối, hãy bật router và đợi router khởi động lại.

- Khi hoàn thành việc này, bật PC, mở trình duyệt để kiểm tra kết nối.

Nếu tất cả các thao tác trên đều thất bại thì đã đến lúc bạn phải gọi hỗ trợ từ nhà cung cấp dịch vụ. Hãy cho họ biết bạn đã làm những thao tác trên để họ không phải làm lại, mất thời gian. Có thể nguyên nhân là một lỗi nào đó trong hệ thống hay trên đường dây kéo từ ngoài vào nhà bạn.

THK31 đáng nhớ thiệt

Hình ảnh về TH:
http://www.slide.com/r/BmxyyqO46z9iqpH6aRPBmmcRP7ZUznCk?previous_view=mscd_embedded_url&view=original"

Ebook Tổng hợp IT

Hôm nay rảnh tổng hợp 1 cái ebook về khá nhiều các mặt về IT ai chịu khó thì download nhé...
Nó đây:
http://www.mediafire.com/?1nzlt5m2tnx

Công việc của 1 người Quản Trị Mạng

Chào anh em, chắc hẳn anh em ở đây đa số đều thích network, học qua network và chắc hẳn có nhiều anh em đang là Quản Trị Mạng cho các công ty,ngân hàng,... Và một điều nữa cho những người yêu thích mạng và mong muốn trở thành một người Quản Trị Mạng đó là họ cần phải biết được các công việc của một Quản Trị Mạng là làm những j`?
Hôm nay LK open topic này để anh em bàn luận, chia sẻ ra các kinh nghiệm về vấn đề công việc của một Quản Trị Mạng để giúp chúng ta làm việc tốt hơn và giúp cho những anh em mới bước chân vào Network có thể định hướng cho mình được hướng đi để trở thành một người Quản Trị Mạng.
Theo quan điểm của LK thì công việc của một người Quản Trị Mạng bao gồm :

1. Quản lý người sử dụng (user)
2. Quản lý các thiết bị phần cứng (hardware).
3. Tiến hành các công việc backup data.
4. Cài đặt phần mềm.
5. Bảo đảm được các hoạt động hàng ngày của hệ thống mạng
6. Khắc phục các sự cố.
7. Cập nhật các tài liệu về hệ thống

- Cấu hình của hệ thống
- Cấc software đã cài đặt
- Các tài liệu về hardware
- Kiểm tra các tiến trình backup

8. Phải đảm bảo được an toàn về bảo mật thông tin
9. Giúp đỡ người sử dụng(support các sự cố máy tính của nhân viên trong công ty)
10. Theo dõi hoạt động của người dùng trong hệ thống mạng.

Hãy đọc nó cả thế giới trong tầm tay bạn ......

Sinh viên Việt đang đứng ngoài cuộc với Internet?

“Sinh viên là tầng lớp được đánh giá cao trong việc sử dụng Internet nhưng có đến 70% chưa biết khai thác, sử dụng Internet hiệu quả”.

Đó là kết quả tổng kết của GS-TS KH Nguyễn Quang A. Có nghĩa là chính chức năng quan trọng nhất của Internet thì SV Việt chúng ta hầu như đang đứng ngoài cuộc.
70% SV Việt chưa biết khai thác Internet

Internet là công cụ lưu trữ và tìm kiếm thông tin mạnh mẽ và hiệu quả nhất trong thời đại Y2K. So sánh tình trạng sử dụng Internet trong khu vực ASEAN, Việt Nam chỉ đứng trên Lào, Campuchia, Myanmar và Philippines.
Theo quan niệm cũ, Internet chỉ là thông tin với cách tiếp cận là tiếp nhận trên web với hàng ngàn trang tư liệu thì hiện nay, Internet phải được hiểu theo hướng dịch vụ, với cách tiếp cận theo hướng tương tác, đa dạng và phải bóc tách được thông tin.
Tuy nhiên, chỉ với cách nhìn nhận cũ thì chính sinh viên hiện nay đã lạc hậu rất xa so với thế giới. Việc khai thác Internet của SV Việt vẫn chỉ dừng lại ở bề ngoài, với một số kỹ năng thụ động trên một công cụ web có sẵn. Do đó, những thông tin mà SV có được là rất đồ sộ, khó chuyển đổi, bóc tách.
Vậy nên, thay vì khai thác được, SV lại trở nên ngập lụt trong đống tài liệu mình có. Nó cho thấy sự vươn ra, hội nhập của SV Việt vẫn còn rất nhiều rào cản.
Lỗi tại ai?

Nguyễn Huyền My, SV ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết: Chúng tôi không hề được học cái gọi là môn Kỹ năng khai thác Internet trong trường ĐH. Phần lớn SV phải tự mày mò tìm kiếm, theo kiểu phong trào và tự phát. Bởi vì nó là cái mới mà giới trẻ chúng tôi tiếp cận rất nhanh.
Khảo sát chương trình Tin học trong một số trường ĐH trên địa bàn Hà Nội, rõ ràng Kỹ năng khai thác Internet không hề được đưa vào giảng đường. Internet dường như còn là một điều xa vời với các bạn SV. Họ phần lớn chỉ biết đến Internet trong việc truy cập, chat chit, còn khả năng tìm kiếm thông tin vẫn là ô cửa bị bỏ ngỏ.
Báo chí, một chuyên ngành đòi hỏi sinh viên phải có kỹ năng tìm kiếm thông tin rất cao, khả năng chọn lựa và cập nhật tốt thì đa phần sinh viên vẫn phải tự mò mẫm. Hai khoa báo chí của Học viên Báo chí và Tuyên truyền và ĐH KHXH & NV dường như vẫn chưa đầu tư lớn vào kỹ năng này cho SV.

Một trường ĐH bắt đầu đưa kỹ năng khai thác Internet vào giảng dạy là Trường ĐH Công nghệ. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần trong môn học Tin học cơ sở, với thời lượng chưa đầy hai buổi học lý thuyết và thực hành.
Nguyễn Văn Trung, SV K49 Điện tử ĐH Công nghệ cho biết: "Cũng như việc cưỡi ngựa xem hoa. Và trên thực tế là thầy giáo cung cấp cho chúng tôi một số trang web tìm kiếm. Ngoài google hay yahoo ra thì có thể vào một số trang web mà may chăng có lúc nào đó những trang web phổ biến kia không tìm kiếm được".
Còn hiệu quả ứng dụng kỹ năng này của SV ra sao? Bài thi qua học trình của môn này, chỉ với một yêu cầu tìm kiếm lời bài hát Chiều Matxcơva tiếng Việt mà cả thầy lẫn trò đều toát mồ hôi hột, hết cả buổi chiều cũng không tìm ra được.
Kỹ năng, bao giờ?

Êng Trương Xuân Nam, Giám đốc Đào tạo Trung tâm Đào tạo Lập trình viên Hà Nội - Aptech kêu gọi: Chính SV chứ không phải ai khác, phải biết và nắm vững kỹ năng khai thác, sử dụng Internet.., đầu tiên SV phải có kỹ năng và khai thác tốt những tiềm năng mà chúng ta đang có từ kho dữ liệu khổng lồ Internet

sưu tập từ internet

Toán-Tin ra trường làm gì..?

Sinh viên tốt nghiệp đủ năng lực giảng dạy toán - tin tại các trường ĐH, CĐ, TCCN, dạy nghề và THPT, hoặc làm việc tại các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý, các cơ sở sản xuất và kinh doanh có sử dụng kiến thức toán ứng dụng và tin học, các công ty lập trình, gia công phần mềm, hay phân tích thiết kế hệ thống.

Số liệu thống kê cho thấy cơ hội việc làm cũng như mức thu nhập của sinh viên ngành toán - tin ứng dụng sau khi tốt nghiệp là rất cao.

Làm được nhiều thứ:
-Dạy Toán hoặc Tin học
-Làm thống kê
-Làm chuyên viên tin học
-Làm nhà nghiên cứu Toán - Tin
-Làm nhà phát minh trong lĩnh vực Toán - Tin

-làm về quản trị mạng

-Phụ vợ cộng sổ cửa hàng bách hóa :-)

Thời gian rảnh rỗi thì học thêm nhiều món khác để trang bị thêm cho mình, bằng cấp chỉ là cái đầu vào để làm việc thôi, bạn đừng quá lo lắng.

Vậy tốt nghiệp khoa Toán Tin em có thể trở thành 1 lập trình viên đươc không., em không có định hướng được.

Ở ngành toán tin bạn sẽ rất nặng về môn Toán nhưng có lẽ điều đó sẽ tốt vì bạn sẽ rất giỏi thuật toán.
Khi học chuyên ngành theo 2 nhánh là toán hay tin.

Đa số là môn toán (đại số, giải tích, thông kê, toán cơ... tùm lum).

Còn về tin thì bạn sẽ học về phân tích thiết kế + lập trình mạng. Có một môn học mà mình rất tích như "phân tích và xử lý ảnh"
Nếu lập trình Game thì có mình khẳng định Toán - Tin có thể làm tốt hơn CNTT bởi vì toán học rất cần thiết cho Game. Nhưng muốn phát triển được Game thì bạn phải tự học rất nhiều bởi vì ngay cả CNTT và Toán - Tin không đào tạo lập trình đồ họa 3D, có điều bạn nên suy nghĩ kỹ vì Game ở VN muốn phát triển thì chắc còn lâu lắm...

Tin học và Toán học giờ đây nó là hai phạm trù khác hẳn nhau. Nhưng nếu bạn học tốt toán thì việc học tin trở nên dễ hơn bao giờ hết. hê hê, có niềm đam mê kể cả thằng dốt toán như tớ cũng có thể thành lập trình viên được.
sưu tập từ internet



Toán-Tin làm gì các bạn

bạn đã có định hướng gì cho tương lai của mình chưa ?


theo ý kiến của riêng mình :

Các bạn nữ : - giảng dạy toán - tin

- viện nghiên cứu, cơ quan quản lý, cơ sở sản xuất và kinh doanh

-Làm thống kê

-Làm chuyên viên tin học

-Phụ vợ cộng sổ cửa hàng bách hóa


Các bạn nam : -Công việc như các bạn nữ và .........

-công ty lập trình, gia công phần mềm, hay phân tích thiết kế hệ thống

-Làm nhà nghiên cứu Toán - Tin

-Làm nhà phát minh trong lĩnh vực Toán - Tin

-làm về quản trị mạng

-sửa chữa, bảo trì hệ thống máy tính

-Công ty phát triển Mạng giống CNTT


Các bạn nhìn xem các công việc của mình làm sau này có liên quan đến máy tính không ---> > Công việc liên quan rất mật thiết với máy tính .


------>>> Các bạn nữ ,bạn nam cần có những kĩ năng về máy tính , internet sẽ có nhiều lợi thế khi xin việc làm (tương lai con em chúng ta )


Kĩ năng học ở đâu : Lớp mình có tổ chức lớp phần cứng , học ở bạn bè , hãy online rất nhiều kiến thức về tất cả mọi lĩnh vực trên internet .

Thứ Năm, 3 tháng 12, 2009

Chúc THK31...!!!

Chúc mọi thành viên THK31 thi tốt, vui vẻ và luôn hết mình vì TH...